Dưới đây là bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh mà camnangchonviec đã tổng hợp và đưa ra. Hãy cùng tham khảo nhé!
Nhân viên kinh doanh là ai?
Nhân viên kinh doanh có nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu và chăm sóc khách hàng nhằm đạt được mục tiêu tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty.
Mô tả công việc
Một nhân viên kinh doanh sẽ làm những công việc dưới đây:
Tìm hiểu sản phẩm: Là một nhân viên kinh doanh “lão luyện”, điều đầu tiên họ nhận thấy cần làm là tìm hiểu các thông tin về xuất sứ, chủng loại, đặc tính của các sản phẩm. Bạn sẽ phải nhớ hết tất cả những tên gọi, mẫu mã, tính năng của hàng hoá và những ưu đãi, chiếu khấu cho từng mặt hàng, dịch vụ. Sẽ không có tình trạng một nhân viên kinh doanh ú ớ khi bị khách hàng hỏi đến. Việc ấp úng quá lâu chứng tỏ bạn là một người thiếu chuyên nghiệp và khiến người mua mất hứng thú với sản phẩm đang tìm kiếm.
Khoanh vùng và tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng: Để tránh mất thời gian thì công việc bán hàng chủ yếu hướng tới những đối tượng khách hàng có tiềm năng lớn nên trước đó bạn cần khoanh vùng khách hàng thật chính xác bằng cách nghiên cứu thị trường, thói quen của người tiêu dùng. Từ đó, nhân viên kinh doanh mới có thể tìm ra một chiến lược tiếp cận và biết cách thâu tóm thị trường hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.
Tiếp cận khách hàng và ký hợp đồng: Đặc trưng công việc hàng ngày của một nhân viên kinh doanh là không ngồi một chỗ đợi người đến mua hàng. Bạn phải luôn chủ động trong việc tiếp cận nếu không sẽ bị cướp mất khách hàng và mất luôn cả thị phần. Để giải quyết vấn đề không thể chạm tới những khách hàng tiềm năng của bộ phận Marketing thì Salesman cần chủ động tiếp xúc với những nhóm khách hàng tự tìm đến doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, họ cũng phải liên hệ trực tiếp qua email, điện thoại và tới tận nhà chỉ để phục vụ mong muốn được xem sản phẩm của khách hàng.
Đàm phán và thương thảo hợp đồng: Khi đã thuyết phục khách hàng thành công thì bước tiếp theo trong nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh là thoả thuận giá cả và ký kết hợp đồng với họ. Trong bước này, bạn cần lưu ý về chính sách ưu đãi và chính sách hậu mãi để điều chỉnh thích hợp vì khách hàng nào cũng muốn được mua sản phẩm với giá thấp nhất. Nếu có điều gì sai sót trong hợp đồng mua bán thì nhân viên kinh doanh chính là người đầu tiên chịu trách nhiệm.
Kiểm kê hoá đơn và hàng hoá: Bạn đừng tưởng rằng nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh chỉ dừng lại ở việc bán được hàng. Công việc hàng ngày của nhân viên kinh doanh sẽ kiêm luôn cả kiểm kê hàng hoá và các hoá đơn, chứng từ để đảm bảo hàng hoá được giao cho khách hàng đúng thời hạn, số lượng và mẫu mã yêu cầu, còn hoá đơn phải hợp lệ và đóng dấu ký tên rõ ràng.
Báo cáo doanh thu với lãnh đạo: Để đánh giá năng lực và xét thưởng cho nhân viên kinh doanh thì các nhà lãnh đạo cần được họ báo cáo kết quả, doanh số bán hàng với mình. Mỗi ngày Salesman đều phải báo cáo với cấp trên một cách chi tiết về tình hình bán hàng và doanh thu của mình để lãnh đạo có kế hoạch, chiến lược kinh doanh phù hợp trong tương lai cũng như thể hiện được khả năng và sự nỗ lực của chính mình.
“Kiêm” luôn vị trí chăm sóc khách hàng: Nếu khách hàng có bất kỳ phàn nàn hay thắc mắc nào về sản phẩm thì nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh là lắng nghe và giải đáp cho khách hàng (Tất nhiên những thông tin không liên quan tới chuyên môn thì nhiệm vụ này sẽ được giao cho bộ phận khác) nhưng nhìn chung thì nhân viên kinh doanh sẽ phải kiêm luôn việc chăm sóc khách hàng ở một mức độ nhất định.
Kỹ năng cần thiết để trở thành một nhân viên kinh doanh
Để thực hiện các nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh, bạn cần có một số kỹ năng và tính cách sau đây:
Sự tâm huyết với nghề: Nghề gì cũng cần có sự đam mê và tập trung để hoàn thành tốt các công việc, và đặc biệt đối với những nhân viên kinh doanh thì sự tâm huyết với nghề càng quan trọng. Bạn sẽ phải chấp nhận lương thưởng rất bấp bênh vì có tháng bạn sẽ bán được rất nhiều sản phẩm nhưng có tháng thì không. Nếu bạn có mong muốn gắn bó lâu dài với công việc thì hãy xác định mình sẽ là người đầu tiên bị sếp quở trách nếu không đạt được doanh số, mục tiêu đặt ra. Chỉ có những người thật kiên cường và tâm huyết mới có thể theo đuổi nghề sales được thôi.
Sự mạnh dạn: Là một nhân viên kinh doanh thì bạn cần có sự dạn dĩ vì công việc sẽ đòi hỏi bạn phải đi gặp gỡ khá nhiều khách hàng khác nhau để ký hợp đồng. Bạn có thể bị từ chối, quát mắng hoặc thậm chí bị đuổi. Vì vậy nếu không có sự mạnh dạn và tự tin thì bạn sẽ khó có thể làm được những nhiệm vụ đó.
Sự năng động và kiên nhẫn: Có những khách hàng ở vị trí khó đi lại, khi đó bắt buộc bạn phải di chuyển để tiếp cận những khách hàng tiềm năng. Dù cho bạn có làm việc tại cửa hàng hay các showroom đi chăng nữa thì bạn cũng phải chạy đôn chạy đáo để phục vụ khách hàng. Đặc biệt, nếu sản phẩm của bạn hướng tới những khách hàng vãng lai thì bạn cần kiên nhẫn vì phần lớn họ sẽ cảm thấy bị làm phiền và muốn bỏ qua. Do đó để trở thành một Salesman giỏi, bạn cần có sự năng động và tính kiên nhẫn trong công việc.
Thân thiện: Ngoài việc phải chịu doanh số từ bán hàng thì nhân viên kinh doanh phải luôn niềm nở, vui vẻ với khách hàng dù trong lòng có đang khó chịu thế nào đi chăng nữa. Hàng ngày bạn sẽ phải đối diện với vô số khách hàng, từ người dễ chịu cho đến người khó tính, kỳ quặc, thái quá và sẽ có những đối tượng còn bực bội và tức giận khi được tiếp cận. Sự thân
thiện và một nụ cười chân thành luôn nở trên môi chính là một điểm cộng cho bạn, tạo sự thoải mái và ấn tượng tốt với người mua hàng.
Khả năng chịu áp lực: Áp lực của nhân viên kinh doanh sẽ đến từ rất nhiều phía mà chủ yếu là KPI. Thu nhập của bạn sẽ được tính dựa trên số lượng sản phẩm, dịch vụ bạn bán được. Nếu không hoàn thành được chỉ tiêu thì bạn rất dễ bị khiển trách, đôi khi còn là trừ lương.
Trên đây là bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh. Nếu bạn có hứng thú với lĩnh vực này, đừng quên truy cập website tuyển dụng iJobs để ứng tuyển một vị trí nhé. Hãy nắm bắt cơ hội và thành công sẽ đến với bạn.
Không có nhận xét nào