Sinh viên học y dược ra làm công việc gì?
" Sinh viên học y dược ra làm gì?" Hầu hết câu trả lời cho câu hỏi này công việc bác sĩ với sứ mệnh cao cả là cứu chữa người bệnh. Thế nhưng còn có rất nhiều vị trí nghề nghiệp khác mà bạn có thể theo đuổi khi chọn học ngành này. Cùng camnangchonviec tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Ngành y tế " khát " nhân lực nghiêm trọng
Hiện nay, số cán bộ y tế chỉ chiếm phần trăm khá nhỏ trên tổng dân số car nước. Tính đến đầu năm nay, số nhân viên y tế không tăng lên nhiều nhưng số dân trong cả nước lại tăng lên đáng kể, kéo theo đó nhu cầu khám chữa bệnh cũng tăng theo. Do đó, việc chọn lựa học tập, làm việc trong ngành y tế được xem là một công việc tốt, có mức thu nhập ổn, cơ hội việc làm cao.
Nhu cầu khám – chữa bệnh trong cộng đồng là không bao giờ giảm. Vì thế, ngành y tế luôn cần một nguồn nhân lực phục vụ ngành với số lượng lớn. Dân số Việt Nam không ngừng tăng cao mỗi năm, môi trường, thực phẩm ngày càng ô nhiễm, độc hại dẫn đến sức khỏe con người cũng bị ảnh hưởng, nên nhu cầu chăm sóc sức khỏe là vấn đề bức thiết đã và đang đặt ra từng ngày. Chưa kể dự tính khoảng 5 năm tới đây, nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà sẽ tăng lên khoảng 38,1% nên nhu cần nhân lực ngành y tế chắc chắn tăng cao.
Học y dược ra làm gì?
Lĩnh vực y dược vô cùng rộng lớn. Bạn có thể đóng góp sức mình ở nhiều vị trí khác nhau, tuỳ vào sở thích và năng lực của bản thân.
Bác sĩ
Bác sĩ giữ vai trò chủ lực trong khám chữa bệnh, giúp bệnh nhân ngăn ngừa bệnh từ sớm, chuẩn đoán bệnh, đưa ra các phương pháp điều trị. Bạn có thể trở thành: bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ ngoại khoa hoặc bác sĩ sản phụ khoa v.v...
Y tá
Y tá có nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân, thực hiện những y lệnh của bác sĩ đưa ra như: tiêm, truyền, cho bệnh nhân uống thuốc. Y tá thường xuyên theo dõi tình hình của bệnh nhân và báo cho bác sĩ các trường hợp khẩn cấp, xuất hiện biến chứng v.v...
Xem thêm: Học ô tô ra làm công việc gì?
Nhân viên y tế cộng đồng
Công việc của nhân viên y tế công đồng là dự đoán mô hình bệnh tật hoặc dự phòng bệnh tật, xây dựng các biện pháp ngăn chặn bệnh dịch, xây dựng kế hoạch tuyên truyền cho nhân dân những kiến thức về bệnh tật để mọi người cùng chung sức phòng chống bệnh tật tốt hơn.
Dược sĩ
Dược sĩ cũng chính là những người tham gia vào quá trình theo dõi diễn biến bệnh tật của bệnh nhân sau khi dùng thuốc, những phản ứng của cơ thể với thuốc, đồng thời cũng chính là những người giải thích các kết quả xét nghiệm lâm sàng. Thông qua những kết quả lâm sàng này, dược sĩ kết hợp với bác sĩ hoặc một số nhân viên y tế khác tìm ra phương hướng điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Xem thêm: Làm nghề gì có tương lai?
Nhà nghiên cứu: thực hiện nghiên cứu công tác tại các viện nghiên cứu của ngành, các cơ sở đào tạo ngành y, các bệnh viện, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ.
Giảng dạy: thực hiện công tác giảng dạy trong ngành y. Người thầy trong lĩnh vực này đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu cả về lý thuyết lẫn thực hành.
Nhân viên quản lý nhà nước về y tế: Các nhà quản lý, các chuyên viên làm việc tại Bộ y tế hay các Sở y tế của các tỉnh thành trong cả nước.
Hy vọng bài viết mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Nếu bạn có hứng thú với công việc này, đừng quên truy cập website tìm việc iJobs để ứng tuyển một vị trí nhé. Chúc bạn thành công!
Không có nhận xét nào