Header Ads

Header ADS

Học khối C ra làm nghề gì phù hợp?

Học khối C ra làm nghề gì là câu hỏi mà nhiều bạn sinh viên sắp và đang theo học khối xã hội này vẫn luôn tự hỏi bản thân. Thực tế so với các khối khác như A và D thì ngành nghề dành cho học sinh học khối C hạn chế hơn nhiều. Tuy nhiên, không phải là không có những cơ hội hấp dẫn dành cho học sinh, sinh viên khối này. 

Những ngành " hot" trong khối C

Sư phạm

Một lựa chọn phổ biến nhất của thí sinh khối C là theo học sư phạm. Những ngành như sư phạm Văn, sư phạm Sử, sư phạm Địa hay sư phạm mầm non, sư phạm tiểu học rất phù hợp với những thí sinh nổi trội về Văn Sử Địa. Nếu bạn yêu thích công việc đứng lớp và giảng dạy thì công việc khá phù hợp với bạn nhưng hãy cân nhắc thật kỹ vì hiện nay nhu cầu ngành sư phạm đang thừa nhân lực khá nhiều.

 
Luật

Luật là một ngành hot và được nhiều bạn trẻ quan tâm khi quyết định theo học khối C. Cơ hội việc làm của ngành này rất lớn hiện nay, đặc biệt là những sinh viên có học lực giỏi, xuất sắc với kỹ năng tốt sẽ không bao giờ lo thất nghiệp. Bạn có thể làm việc tại các cơ quan luật nhà nước như tòa án, tại các cơ quan tư vấn luật hay trong các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là những doanh nghiệp có việc làm ăn với nước ngoài hoặc tự mở văn phòng luật của riêng mình.


Báo chí - truyền thông

Truyền thông đang là ngành nghề vô cùng phổ biến và có nhu cầu nhân lực cao đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay. Sau khi được học và thực hành nhiều trong lĩnh vực này, bạn sẽ trang bị được cho mình nền tảng kiến thức xã hội tốt, khả năng tư duy nhạy bén, cùng với các kỹ năng cần thiết như viết lách, giao tiếp, phỏng vấn, biên tập…


Quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước là ngành khá phù hợp với sinh viên khối C. Học Quản lý nhà nước, bạn sẽ được đào tạo những kiến thức về hành chính, quản lý hành chính nhà nước, kiểm sát, luật…

Công nghệ thông tin

Chắc hẳn ai cũng bất ngờ khi thấy sự xuất hiện của một ngành khoa học kỹ thuật trong danh sách những ngành hot khối C. Tuy nhiên hiện nay, học sinh thi khối C vẫn có thể theo học công nghệ thông tin ở một số trường đại học.

Thời đại công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu việc làm cao với mức lương hấp dẫn khiến công nghệ thông tin dẫn top và thu hút nhiều bạn trẻ theo học khối C.


Học khối C ra làm nghề gì?

Nghề giáo

Nghề giáo là công việc của người thầy, người cô. Công việc của họ là giảng dạy, truyền tải kiến thức đến học sinh nhằm tạo ra những nhân lực tài năng cho đất nước, gián tiếp góp phần đất nước phát triển.

Là một người thầy, là một người cô, bên cạnh phải truyền cho học trò của mình những kiến thức trong sách vở, bạn cũng cần biết đến các kiến thức trong cuộc sống, xã hội để khi bổ sung sự hiểu biết cho các em. Hay đôi bạn còn là người các em tâm sư, xin lời khuyên từ những điều trong cuộc sống hàng ngày. 


Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm, bạn có thể làm ở những vị trí nào? 
  • Giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học: Là một giáo viên mầm non, bạn sẽ phải thường xuyên tiếp xúc với các em nhỏ, đôi khi có những em rất khó bảo, có thể sẽ khiến bạn cáu giận thế nên để có thể làm được công việc này ngoài nghiệp vụ sư phạm ra, giáo viên tại đây phải có tình yêu thích trẻ con, sự chăm chỉ và biết kiềm chế bản thân.
  • Giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông: Là một giáo viên trung học bạn có nhiệm vụ giúp các em học chuyên sâu vào từng môn. Môn học bạn đảm nhận giảng dạy sẽ phải được truyền đạt cho các em học sinh nắm chắc kiến thức của môn đó.
  • Giảng viên đại học, cao đẳng: Nhiệm vụ chính của một giảng viên đại học đại học đó chính là hướng dẫn và truyền đạt cho sinh viên của mình kiến thức chuyên sâu về môn chuyên ngành mà mình đảm nhận.

Nhà báo

Nhà báo là các tên quen thuộc với xã hội của chúng ta. Bất kể là ở đất nước nào thì nghề nhà báo tồn tại và phát triển rất mạnh mẽ, là một trong những nghề được xã hội trọng vọng bởi nghề này nắm trong tay dư luận và mọi nguồn thông tin.

Nhà báo là những người làm công việc đưa tin chuyên nghiệp, họ có nhiệm vụ tìm kiếm các thông tin, sau đó xác minh tính xác thực của thông tin, đánh giá thông tin để đảm bảo tính đúng của thông tin. Nhà báo sẽ đi lấy các thông tin hàng ngày, hàng giờ để cung cấp các tin tức nóng hổi cho dư luận thông qua các loại hình báo giấy, truyền hình phát thanh…


Luật sư

Luật sư là người được cấp phép hành nghề luật và có nghĩa vụ áp dụng pháp luật vào việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

Luật sư thường có các nghĩa vụ gắn liền với lĩnh vực hoạt động của họ như: tư vấn và đưa ra lời khuyên pháp luật; nghiên cứu và thu thập bằng chứng, chứng cứ để  soạn thảo tài liệu phục vụ cho vụ việc, tranh chấp; tư vấn soạn thảo hợp đồng; tư vấn trong các giao dịch mua bán; thực hiện bào chữa và và đại diện tham gia tranh tụng trước tòa cho khách hàng.



Theo đặc thù công việc, luật sư được phân ra thành luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng. Khi là luật sư tư vấn, thường luật sư sẽ thực hiện tư vấn các vấn đề pháp lý cho khách hàng. Khi là luật sư tranh tụng, luật sư sẽ là người đại diện cho khách hàng, tham gia vào phiên tòa để bào chữa, tranh luận, bảo vệ quyền và lợi ích cho thân chủ.

Kĩ sư phần mềm

Nhu cầu về các kỹ sư phần mềm sẽ đi liền với sự phát triển của mạng Internet và những tiến bộ của khoa học công nghệ. Ví dụ, việc phát triển của công ty điện toán đám mây và số hóa sẽ tạo ra một sự đột biến trong nhu cầu cho các kỹ sư phần mềm ứng dụng, có thể thiết kế và phát triển các chương trình trên nền web để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Tương tự như vậy, nhu cầu cập nhật và nâng cấp hệ thống cho các doanh nghiệp cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho những kĩ sư phần mềm.

Hy vọng bài viết mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Nếu bạn có hứng thú với công việc này, đừng quên truy cập website tuyển dụng iJobs để ứng tuyển một vị trí nhé. Chúc bạn thành công!


Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.